Nhà hàng ở Nhật "nhìn mặt" khách để... tính tiền
Tận dụng lợi thế đồng yen yếu và khách du lịch đông, các nhà hàng tại Nhật Bản phân loại du khách và người dân để tính giá nhằm cân bằng lợi ích giữa hai nhóm.
Tamatebako, nhà hàng hải sản theo hình thức buffet và nướng BBQ ở Shibuya, khu vui chơi đêm nổi tiếng của Tokyo, đang áp dụng mức giá khác nhau cho người Nhật và khách nước ngoài. Một suất buffet hải sản 60 món kèm đồ uống thả ga vào các ngày trong tuần có giá 5.980 yen (khoảng 1,1 triệu đồng) với người dân địa phương, nhưng giá 6.980 yen (khoảng 1,3 triệu đồng) với khách nước ngoài.
"Ngay cả khi giá cao hơn người địa phương, tôi cũng không ngại", một du khách Hong Kong nói và cho biết nếu ăn những món tương tự ở quê nhà sẽ phải trả gấp đôi.
Các chuỗi nhà hàng Nhật Bản đang điều chỉnh chiến lược kinh doanh sang phục vụ khách du lịch nhiều hơn. Miki Watanabe, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc chuỗi nhà hàng lớn Watami, cho biết người Nhật ít khi khi mua xiên bò sirloin 3.000 yen (khoảng 540.000 đồng), nhưng "khách du lịch đến Nhật Bản lại thấy rẻ và sẵn sàng mở hầu bao". Từ tháng 11 năm ngoái, Watami chỉ mở nhà hàng ở những nơi họ dự đoán có nhu cầu từ khách du lịch nước ngoài cao. Điều này khiến doanh thu của Watami trong tháng 4 tăng 76%, mức tăng kỷ lục.
Tuy nhiên, chiến lược này được cho là khó mở rộng nếu không thu hút được cả thực khách nội địa. Đồng yen yếu thúc đẩy du lịch nhưng đồng thời ảnh hưởng đến sức mua của người dân Nhật. Giá cả các mặt hàng nhu yếu phẩm liên tục tăng do chi phí nhập khẩu nguyên liệu đầu vào tăng, người lao động không được tăng lương để bù đắp chi phí. Vì vậy, giải pháp hai giá được kỳ vọng sẽ giúp cân bằng lợi ích giữa hai nhóm khách hàng.
Chủ sở hữu Tamatebako, Shogo Yonemitsu, thừa nhận chênh lệch giá có thể gây tranh cãi và các chuỗi nhà hàng lớn có thể khó áp dụng được ý tưởng này. Tính giá cao hơn cho người nước ngoài tuy không phải là hiếm gặp ở các quốc gia châu Á thu nhập thấp, nhưng là điều chưa từng có ở Nhật Bản. Tuy nhiên, ông cho rằng với một doanh nghiệp nhỏ như Tamatebako, đây là điều cần thiết để cân bằng giữa hưởng lợi từ tình hình du lịch đang khởi sắc và không đẩy giá ra khỏi tầm với của người dân địa phương, duy trì lượng khách hàng ngay cả khi làn sóng du lịch giảm xuống.
Luật sư Shohei Furukawa, chuyên gia về luật bảo vệ người tiêu dùng, cho biết nếu các nhà hàng được giải thích rõ ràng giá với khách, tính hai giá không vi phạm pháp luật. "Tất cả phụ thuộc vào cách nhìn nhận của người tiêu dùng", Furukawa nói.
THAM KHẢO: TOUR DU LỊCH NHẬT BẢN MÙA THU 2024
-
12 cung hoàng đạo nên đi đâu du lịch năm 2024?
-
HOÀNG NGUYÊN TOURIST - CN HÀ NỘI TUYỂN DỤNG NĂM 2024
-
Nghề dự báo... mùa hoa anh đào
-
48 giờ ở Busan
-
"Quy tắc ngầm" ít người biết khi ăn sushi ở Nhật
-
Đi du lịch Fukushima, điểm hẹn nên tới một lần trong đời
-
Bí quyết nhập cảnh Jeju, Hàn Quốc dễ dàng
-
Lý do nên du lịch Thượng Hải mùa xuân
-
Săn hàng ở phố điện tử lớn nhất Nhật Bản
-
6 điểm tham quan ở Thổ Nhĩ Kỳ nhất định phải tới