Nghề dự báo... mùa hoa anh đào
Ngắm hoa (hanami) là truyền thống đã có từ hàng thế kỷ tại Nhật Bản, đem lại lợi ích kinh tế to lớn. Theo ước tính của Đại học Konsai, những hoạt động liên quan đến ngắm hoa có thể mang về 616 tỷ yen trong năm 2023. Năm nay còn đặc biệt hơn nữa vì nó mang đến chiếc "phao cứu sinh" cho ngành du lịch đang vật lộn sau dịch Covid-19.
Điều này càng gia tăng áp lực cho Ito, chuyên gia dự báo của Tập đoàn Khí tượng Nhật Bản, một trong những nhà cung cấp dữ liệu hoa anh đào nở lớn trên cả nước.
Các doanh nghiệp không kể lớn nhỏ, từ Starbucks cho đến các đơn vị lữ hành, cung cấp dịch vụ lưu trú, đều phụ thuộc vào mùa hoa anh đào để lên kế hoạch tiếp thị, quảng bá. Tất cả đều theo dõi dự báo một cách sát sao.
"Công chúng vô cùng chú ý, vì vậy, khi đưa ra một dự báo, sẽ có nhiều người theo dõi", người đàn ông 37 tuổi chia sẻ. "Nó cũng sẽ làm cho công ty của bạn công nhận hơn".
Ito thu thập các chỉ số nhiệt độ hàng năm để điều chỉnh mô hình máy tính của mình. Dự báo không chính xác sẽ gây thiệt hại lớn. Chẳng hạn, năm 2007, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã phải xin lỗi công chúng vì dự báo sai mốc 9 ngày và gây ra một số rắc rối. Họ ngừng cung cấp dự báo hơn 10 năm trước vì ngày càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh xuất hiện.
Khung thời gian ngắm hoa tại mỗi địa điểm khá ngắn vì hoa thường nở rộ trong khoảng một tuần. Do đó, Ito sẽ đưa ra dự báo đầu tiên trong tháng 1 rồi điều chỉnh thường xuyên cho đến khi chính vụ.
Xem thêm: 10 điều cần nhớ nếu sắp du lịch Nhật Bản
Đầu năm 2023, ông dự đoán hoa bắt đầu nở tại Tokyo vào ngày 22/3. Tuy nhiên, đến đầu tháng 3, do thời tiết ấm bất thường, ông thay đổi thành ngày 15/3. Kết quả, dự báo vẫn trễ một ngày so với ngày hoa nở thực tế.
Những năm gần đây, việc dự đoán ngày một phức tạp do biến đổi khí hậu. Nhiệt độ bất thường khiến cho các nhà dự báo thay đổi liên tục "như đi tàu lượn".
Nụ hoa hình thành sớm nhất vào mùa hè và bất động cho đến mùa đông, bắt đầu quá trình ra hoa. Bất kỳ thay đổi nào trong thời tiết sẽ ảnh hưởng đến thời gian hoa nở.
Năm 2021, các địa điểm nổi tiếng như Kyoto trải qua mùa hoa nở sớm bất thường. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này sẽ diễn ra thường xuyên hơn, có thể một lần mỗi 5 năm cho đến cuối thế kỷ vì hoạt động của con người tác động nhiều đến khí hậu.
Nếu như Ito làm việc một mình, các đối thủ của ông lại làm theo nhóm. Hiệp hội Thời tiết Nhật Bản có một nhóm dự báo khoảng 10 người. Công ty tuyển dụng nhân viên tại các văn phòng khác nhau để quan sát cây mẫu, đồng thời phân tích dữ liệu từ các trạm thời tiết, theo Aiko Saito, Phó giám đốc phụ trách bộ phận kinh doanh và truyền thông.
Hiệp hội Thời tiết Nhật Bản không kiếm tiền trực tiếp từ dự báo hoa nở mà sự quan tâm của truyền thông sẽ tác động tích cực đến việc kinh doanh của họ. "Nhu cầu đối với dự báo hoa anh đào nở rất cao, không chỉ tại Nhật Bản mà cả du khách trong nước".
Đối với Ito, phương pháp của ông nay sử dụng để dự đoán các sự kiện liên quan đến thời tiết khác như thời gian tốt nhất để ngắm lá mùa thu hay thời điểm tán xạ phấn hoa. Ông cũng đang tìm cách áp dụng công nghệ để giúp nông dân dự đoán chính xác khi nào bắt đầu thu hoạch trái cây.
Dù vậy, sự tận tâm của ông với hoa anh đào vẫn còn nguyên vẹn. Khi một nửa Nhật Bản còn chưa chiêm ngưỡng mùa hoa năm nay, mọi con mắt đều đổ dồn vào dự báo của ông, cũng như các đồng nghiệp, cho đến khi những bông hoa anh đào cuối cùng nở vào cuối tháng 5.
Nguồn tin: Theo Bloomberg
-
Đi du lịch Fukushima, điểm hẹn nên tới một lần trong đời
-
Bí quyết nhập cảnh Jeju, Hàn Quốc dễ dàng
-
Lý do nên du lịch Thượng Hải mùa xuân
-
Săn hàng ở phố điện tử lớn nhất Nhật Bản
-
Đi tìm quê hương của trái sầu riêng...
-
Chuyện về cụ ông 97 tuổi dựng nên 'Làng cầu vồng' ở Đài Loan
-
Có gì trong sân bay tốt nhất thế giới?
-
Có gì ở 4 chợ đêm nổi tiếng ở Đài Loan?
-
Nhập cảnh tự động ở Singapore với du khách Việt thế nào?
-
Món mỳ 60 năm lịch sử ở Hàn Quốc